Căn bệnh "nhà giàu" gây đau đớn khủng khiếp: Đang gia tăng ở nam giới và đây là 4 điều nhất định phải biết
Vậy, nếu bạn không muốn bản thân phải chịu đựng những cơn đau từ gút (gout), hãy tham khảo một số lời khuyên có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau một cách tốt hơn do bác sĩ đưa ra ở dưới đây.
Gút (Gout) là gì?
Trước đây, bệnh Gút (Gout) được gọi là "bệnh cung đình", bệnh "nhà giàu" hay bệnh "hoàng gia", bởi vì lần đầu tiên bệnh được phát hiện trong các gia đình hoàng tộc ở Châu Âu. Vào thời điểm đó, cuộc sống trong các cung điện rất xa hoa, thịt và các sản phẩm sữa rất phong phú nên các thành phần hoàng tộc thường ăn quá nhiều.
Khi duy trì chế độ ăn uống giàu protein cao trong thời gian dài, cơ thể hấp thụ lượng purine cao, dẫn đến uric acid bất thường trong máu tăng, gây ra bệnh gút. Bệnh này được miêu tả là "đau một cách thực sự khủng khiếp", nhìn bề ngoài không có vẻ là nặng nề nhưng đêm đến có thể khiến bạn thức trắng vì đau. Hiện nay, khi việc ăn uống đã trở nên dễ dàng vì thực phẩm phong phú hơn, bệnh gút không phải là bệnh "nhà giàu" nữa mà người bình thường cũng đã mang bệnh, thậm chí số lượng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở nam giới.
Ngày nay, bệnh bút (gout) được định nghĩa là bệnh trong nhóm viêm màng hoạt dịch khớp do tinh thể. Bệnh do lắng đọng tinh thể urat trong khớp, tổ chức quanh khớp. Gút (gout) là một bệnh chuyển hoá đặc trưng bằng những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng urat trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu.
Biểu hiện đặc trưng bệnh gút (gout) đó là thường bạn sẽ bị đánh thức đột ngột vào nửa đêm, nguyên nhân là ngón chân cái như bị lửa đốt. Nó nóng rát, sưng phồng, đau đớn, cảm giác nặng nề và không thể chịu đựng nổi. Trường hợp này, có lẽ bạn đang bị cơn gút (gout) cấp tính (viêm khớp do gút) – một dạng viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau nặng nề, đột ngột, khớp sưng đỏ.
Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự phân cắt của purin. Chất này có thể thấy trong một số loại thực phẩm như tạng động vật (gan, não, thận, lách). Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
1. Cân bằng trọng lượng cơ thể
Khi mọi người thừa cân hoặc béo phì, cơ thể của họ tiết ra nhiều hoocmon insulin hơn. Mức insulin cao làm chậm việc loại bỏ các acid uric gây ra bệnh gút (gout). Ngoài ra, theo một nghiên cứu có tên Nghiên cứu và điều trị viêm khớp năm 2015 của Quỹ giúp đỡ bệnh nhân viêm khớp (Arthritis Foundation), cho thấy mặc dù những người không béo phì khi đo bằng chỉ số cơ thể (BMI) nhưng họ lại có hàm lượng chất béo nội tạng cao, thì cũng có nhiều khả năng mắc bệnh gút (gout).
Bệnh nhân gút (gout) với chỉ số BMI bình thường nhưng chỉ số mỡ bụng cao cũng xuất hiện nhiều khả năng hơn những người có chỉ số mỡ bụng thấp do hội chứng chuyển hóa. Nhóm các yếu tố tạo nên hội chứng này, bao gồm nồng độ cholesterol bất thường và lượng đường trong máu cao, cùng nhau làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường nhiều hơn bất kỳ một yếu tố nào.
2. Tìm hiểu tiền sử gia đình của bạn
Bệnh gút (gout) là một phần của bệnh di truyền, vì vậy nếu một người nào đó trong gia đình bạn mắc bệnh, hãy nhớ rằng bạn cũng có thể mắc bệnh này.
Thật tiếc, bạn không thể làm bất cứ điều gì về nguyên nhân của bệnh, ngoại trừ bạn hãy tìm hiểu và theo dõi thật kỹ. Bạn cũng có thể mắc căn bệnh này nếu bạn:
- Đang ở độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi;
- Dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc cyclosporine;
- Mắc các bệnh sức khỏe như huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, hoặc bệnh tim và thận.
3. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn
Gút (gout) được gọi là "bệnh của vua" hay "bệnh của người giàu". Điều này là do hải sản và thịt đỏ (thực phẩm mà chỉ những người giàu có có thể mua được) chứa rất nhiều purin - một nhóm hóa chất có sản phẩm phụ là acid uric, sau khi chúng bị phá vỡ trong cơ thể.
Hạn chế tối đa mức tiêu thụ đồ uống có cồn, đặc biệt là rượu bia và đồ uống có hàm lượng đường fructose cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn các cơn đau và nguy cơ gây ra bệnh gút (gout).
4. Sử dụng thực phẩm để kiểm soát cơn đau của bạn
Do đặc tính chống oxy hóa của chúng, quả anh đào có thể làm giảm acid uric trong máu. Một nghiên cứu đã được tiến hành cho kết quả rằng đối với những người bị bệnh gút (gout), ăn khoảng 2gram quả anh đào mỗi ngày sẽ có tác dụng giảm lượng axit uric giống như dùng thuốc hoặc sử dụng chiết xuất từ quả anh đào sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra cơn đau từ gút (gout) ở mức 35% so với những người không sử dụng bất cứ thứ gì. Quả anh đào cũng có tác dụng làm đẹp da, giảm lượng mỡ dư thừa và giúp ngủ ngon.
Bạn chỉ cần chăm chỉ uống nước. Việc làm này mang lại cảm giác dễ chịu hơn khi bạn nạp đủ lượng nước sẽ giúp cơ thể bạn không bị thiếu hụt nước nhanh chóng và sẽ giúp thải axit uric ra khỏi cơ thể của bạn, giảm acid uric hình thành trên khớp của bạn và do đó ngăn chặn các cơn đau ập đến vào nửa đêm.
Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng gừng được biết đến với chất chống viêm, có thể giúp ích đáng kể. Bạn có thể dùng bằng cách xay gừng lấy nước uống hoặc đắp và bôi lên trên vùng bị ảnh hưởng.
Củ nghệ cũng là một siêu thực phẩm, được biết đến với những lợi ích sức khỏe tuyệt vời, có thể giúp chống viêm. Nó cũng có một số thuộc tính giảm đau. Theo khoa học, củ nghệ chứa chất curcumin giúp ngăn chặn sự sản sinh ra protein khiến các mạch máu sưng to, do đó giúp giảm đau và có thể làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.
Hơn nữa, sở hữu một chế độ ăn phù hợp đi kèm với lối sống lành mạnh vẫn là phương pháp hiệu quả nhất nhằm phòng ngừa bệnh tật xảy đến.
Theo Trí thức trẻ/Brightside
Gửi bình luận của bạn
Đăng nhập để bình luận